Phần 4 - Nội tại Ceph

Kỹ thuật lưu trữ truyền thống sau khi lưu trữ dữ liệu sẽ sử dung các metadata để quản trị. Metadata là các thông tin liên quan đến dữ liệu, định danh về nơi dữ liệu được lưu thực tế.

Object

Object bao gồm thành phần dữ liệu và các metadata liên quan, 1 thuộc tính định danh (globally unique identifier) đối tượng. Định danh riêng bảo đảm object sẽ độc nhất trong storage cluster. Khác file-based storage bị gói hạn size. Object có thể có size to và có thể thay đôi metadata. Dữ liệu được lưu với nhiều metadata, các thông tin này mổ tả dữ liệu lưu trữ. Metadata trong object storage cho phép user quản lý và truy cập dữ liệu không có cấu trúc.

Ceph không tổ chức dữ liệu dạng cây phân cấp, object được lưu trong không gian địa chỉ với hàng ngàn object, theo quy tắc tổ chức rõ ràng. Object có thể được lưu trữ cục bộ, hoặc lưu tách biệt với mặt vật lý trong không gian lưu trữ liền kề (flat-address space). Kỹ thuật CRUSH cho phép object có định danh độc nhất trên toàn cluster, ứng dụng có thể lấy dữ liệu từ object dựa trên OID (sử dụng RESTful API calls). Object được lưu trong Object-based Storage Device (OSDs), theo phương pháp nhân bản bản, cung cấp tính HA. Khi Ceph storage cluster nhận yêu cầu đọc ghi từ client, nó lưu dữ liệu dưới dạng object. Tiền trình OSD ghi dữ liệu tới file trong OSD file system.

Định vị Object

  • Mỗi đơn vị dữ liệu trong Ceph được lưu dưới dạng object trong không gian lưu trữ Ceph.
  • Ceph pool là logical partition sử dụng lưu trữ object, cung cấp phương pháp tổ chức storage.
  • Object là đơn vị nhỏ nhất trong data storage tại Ceph. Khi Ceph cluster được triển khai, nó tạo một số storage pool mặc định như data, metadata, and RBD pools.
  • Sau khi MDS triển khai trên 1 Ceph node, nó tạo object trong metadata pool, đồng thời yêu cầu CephFS để cung cấp tính năng đi kèm.

CRUSH

Vấn đề

Kỹ thuật lưu trữ truyền thống sau khi lưu trữ dữ liệu sẽ sử dung các metadata để quản trị. Metadata là các thông tin liên quan đến dữ liệu, định danh về nơi dữ liệu được lưu thực tế (series of storage nodes and disk arrays). Mỗi thời điểm dữ liệu được thêm mới vào Storage System, metadata sẽ được cập nhật thông tin (vị trí, size, v.v). Phương thức này sử dụng tốt khi lưu trữ sô lượng nhỏ (vài TB -> vài trăm TB) nhưng khi dữ liệu lên tới EB, phương pháp này sẽ xuất hiện nhiều hạn chế. Tính chịu lỗi đơn thấp (mất metadata sẽ dẫn tới mất toàn bộ dữ liệu), giải quyết bằng phương pháp tạo những bản sao, lưu tại các vị trí khác nhau tăng tính chịu lỗi nhưng phương pháp này rất phức tạp, chứa nhiều vấn đề về Storage system’s scalability, high availability, performance. Ceph đã thực sự giải quyết được các vấn đề storage truyền thống đang gặp phải. Giải pháp xây dựng dựa trên thuật toán Crush, phân phối dữ liệu thông minh qua Ceph. Thuật toán CRUSH là thành phần khiến Ceph trở nên nổi bật, nó giúp Ceph tính toán quyết định vị trí lưu trữ. Thay vì lưu trữ, quản trị metadata phức tạp, CRUSH tính toán metadata theo yêu cầu, loại bỏ các điểm yếu khi sử dụng metadata theo cách truyền thống.

CRUSH lookup

Với CRUSH, luồng tính toán metadata sẽ được phân phối và thực hiện khi cần thiết. Tiến trình tính toán Metadata được gọi là CRUSH Lookup, với kỹ thuật này được xây dựng dựa trên tính toán lưới cho phép hoạt động CRUSH Lookup diễn ra nhanh chóng với hiệu năng cao. Điểm đặc biệt cho CRUSH Lookup là không phụ thuộc vào hệ thống. Ceph cung cấp tính linh hoạt cho client khi thực hiện tính toán vị trí metadata với tài nguyên của chính client, giảm công việc tại trung tâm Ceph. Với các hoạt động tại Ceph cluster, client tương tác với Ceph monitor nhận lại cluster map. Cluster map giúp client biết trạng thái cấu hình Ceph cluster. Dữ liệu được chuyển thành object với object cùng pool name/IDs. Object sẽ được tính toán số vị trí group để sinh ra giá trị cuối cùng mà không yêu cầu từ Ceph pool. Tính toán vị trí group thông qua CRUSH lookup để quyết định vị trí primary OSD được lưu và lấy lại. Sau tính toán, chiết xuất OSD ID, client liên hệ với OSD trực tiếp, đọc ghi dữ liệu data. Tất các tính toán thực hiện bởi client, do đó nó không ảnh hưởng tới hiệu năng cluster. Khi dữ liệu được ghi tới primary OSD, node tương tự thực hiện tiền trình CRUSH lookup, tính toán vị trí secondary placement groups (vị trí phụ thứ yếu) trong OSD, vì thế dữ liệu được nhân bản khắp Cluster đáp ứng tính HA. Quá trình tính toán diễn ra như sau: Đầu tiên, Object name và cluster placement group number được thêm với hash function và dựa trên pool IDs; vị trí group ID, PGID được tính ra. Tiếp theo Crush lookup thực hiện trên PGID để tìm primary và secondary OSD để ghi data.

Phân cấp CRUSH

Thuật toán CRUSH có khả năng nhận thức hạ tầng, và hoàn toàn do user cấu hình. Nó duy trì phân cấp lồng nhau (nested hierarchy) cho tất cả thành phần của hạ tầng. CRUSH device list thường là disk, node, rack, row, switch, power circuit, room, data center, v.v. Các thành phần được biết tới như là failure zones hoặc CRUSH buckets. CRUSH map chứa danh sách các bucket có sẵn tập hợp các thiết bị trong các vị trí vật lý. Đồng thời chứa danh sách các rule cho phép CRUSH tính toán nhân bản dữ liệu trên các Ceph pool khác nhau.

Dựa trên hạ tầng, CRUSH sẽ lưu trữ, nhân bản dữ liệu trên khắp khu vực chịu lỗi (failure zones) khiến dữ liệu an toàn, kể cả khi một số thành phần lỗi. Đây là cách CRUSH loại bỏ các thành phần có khả năng xảy ra lỗi trên hạ tầng lưu trữ, đồng thời nó sử dụng các thiết bị thông thường mà vẫn đảm bảo tính HA (không phải thiết bị chuyên dụng). CRUSH ghi dữ liệu công bằng trên khắp cluster disk, tăng hiệu năng, tính bảo đảm, đưa dữ liệu đến tất cả ổ đĩa vào cluster. Nó chắc rằng tất cả Cluster Disk được sử dụng bằng nhau kể cả khả năng lưu trữ khác nhau. Để làm được điều đó, CRUSH cấp phát thuộc tính “weight” trên mỗi OSD. Chỉ số weight càng cao trên OSD thì khả năng lưu trữ của OSD càng cao, từ đó CRUSH sẽ ghi nhiều dữ liệu hơn tới những OSD này, duy trì tính cân bằng trên các thiết bị.

Khôi phục, tái cân bằng

Trong trường hợp xảy ra lỗi trên bất kỳ thành phần nào trong failure zone, Ceph sẽ chờ 300s theo mặc định trước khi nó đánh dấu OSD down và thực hiện quá trình khôi phục. Tùy chỉnh tham số này bằng trường “mon osd down out interval” tại file cấu hình của Ceph cluster. Trong quá trình khôi phục, Ceph sẽ khôi phục lại các dữ liệu bị ảnh hưởng trên node lỗi. Vì CRUSH nhân bản dữ liệu trên nhiều ổ đĩa, các phiên bản của dữ liệu sẽ được sử dụng cho quá trình khôi phục. CRUSH cố gắng di chuyển các dữ liệu ít nhất trong quá trình khôi phục, thiết kế lại cluster layout, khiến cho dù Ceph chịu lỗi vẫn có thể hoạt động bình thường. Khi host mới hoặc disk được thêm vào Ceph cluster, CRUSH bắt đầu quá trình tái cần bằng - di chuyển dữ liệu từ host/disk có sẵn tới new host/disk. Quá trình tái cần bằng giữ tất cả disk cân bằng, nâng cao hiệu năng cluster, giữ khả năng đáp ứng cao. Ví dụ như, Ceph cluster chứa 2000 OSDs, thêm mới 1 hệ thống với 20 OSDs mới thì chỉ số phần tra dữ liệu đã sử dụng trong các OSD cũ sẽ được tái cân bằng, tất cả các OSD vẫn hoạt động song song quá trình tái cần bằng, giữ các hoạt động diễn ra bình thường. Tuy nhiên Ceph cluster được sử dụng nhiều trong thời điểm này, vì vậy khuyên cáo OSD mới nên cấu hình với weight 0 và dần dần tăng weight tới giá trị cao hơn, từ đó, quá trình tái cân bằng diễn ra ngắn hơn, tránh làm giảm hiệu năng.

Nhóm chỉ định - Placement groups

Khi Ceph cluster nhận yêu cầu từ data storage, nó sẽ chia object vào các nhóm, chúng được là placement groups (PG). CRUSH sẽ tổ chức dữ liệu thành tập các Object, dựa trên hoạt động hash và id object, mức nhân bản, các PGs (placement groups) trong hệ thông sẽ có các PGs ID tương ứng. Placement groups được coi là tập logical (logical collection) các object được nhân bản trên các OSD, qua đó nâng cao tính bảo đảm dữ liệu tại Storage System. Dựa trên mức replicate của Ceph pool, placement group sẽ được nhân bản, phân tán trên nhiều hơn 1 OSD tại Ceph cluster. Ta có thể cân nhắc placement group như logical container chứa các object. PGs (vị trí nhóm) được thiết kế đáp ứng khả năng mở rộng, hiệu suất cao trong Ceph Storage System, đồng thời hỗ trợ việc quản trị Object.

Nếu không có các PGs, việc quản trị dữ liệu sẽ trở nên rất khó, cùng với đó là khả tổ chức các object đã được nhân bản (hảng triệu object) tới hàng trăm các OSD khác nhau. Qua đó, thay vì quản trị object riêng biệt, hệ thông sẽ sử dụng PGs (chứ số lượng rất nhiều object). PGs sẽ khiến ceph dễ quản trị dữ liệu và giảm bớt sự phức tạp trong khâu quản lý. Mỗi PG sẽ yêu cầu tài nguyên hệ thống nhất định (CPU và Memory, v.v vì chúng quản lý rất nhiều object). Số lượng PGs trong cluster cần được tính toán tỉ mỉ. Thông thường, tăng số lượng PGs trong cluster sẽ giảm bớt gánh nặng trên mỗi OSD, nhưng cần xem xét theo quy chuẩn. Khuyến nghị 50-100 PGs trên mỗi OSD. Nó tránh tiêu tốn quá nhiều tài nguyên trên mỗi OSD node, giảm gánh nặng OSD. Khi dữ liệu tăng, ta cần mở rộng cluster cùng với điều chỉnh số lượng PGs. Khi thiếtt bị mới được thêm, xóa bỏ khói cluster, các PGs sẽ vẫn tồn tại – CRUSH sẽ quản lý việc tài cấp phát PGs trên toàn cluster.

Giái trị PGP là tổng số PGs sử dụng cho mục đích tổ chức dữ liệu, giá trị này cần bằng PGs

Tính toán số PG cần thiết

Xác định số PGs là bước cần thiết khi xây dựng hạ tầng Ceph storage cluster cho doanh nghiệp. PGs sẽ quyết đinh hiệu năng storge. Công thức tính tổng placement group cho Ceph cluster:

Total PGs = (Total_number_of_OSD * 100) / max_replication_count

Kết quả có thể làm tròn gần nhất theo 2 ^ đơn vị.

VD:

VD: 10 OSD Cluster bao gồm 10 OSD, 512 PGs, 3 repica pool

CRUSH sẽ phân tích mỗi PGs 3 OSD
Sau khi phân chia xong, mỗi OSD sẽ chứa (512*3)/10 = 150 PGs => Khi 1 OSD lỗi, kịch bản sẽ khôi phục 150 PGs trên cùng 1 thời điểm => 150 PGs còn lại sẽ nằm trên 9 OSD còn lại.
VD:Cluster có 10->20 OSDs với 512 PGs, mức nhân bản 3

CRUSH gán mỗi PG 3 OSDs
Kết thúc, (512*3)/20 = (150 -> 75) PGs
Mỗi 1 OSD lỗi => 19 OSD sẽ backup lại dữ liêu => OSD lỗi = 1 TB => 10 OSD giữa 100GB (đủ 1 TB OSD lỗi) => càng nhiều OSD tốc độ backup càng cao.
VD: Cluster 40 OSD, 512 PGs, 3 repical pool

Crush gán 3 OSD mỗi PG
Sau tính toán, mỗi OSD chứa (512*3)/40 = 35 - 40 PGs => 1 OSD lỗi (1TB data) => 39 OSD còn lại sẽ backup => Dung lượng Backup mỗi OSD = 1000 / 39 ~ 25 GB mỗi OSD => Quá trình backup diễn ra càng nhanh khi có nhiều OSD
VD: 200 OSD, 512 PGs, 3 repi pool

CRUSH gán mỗi PG 3 OSD
Sau tính toán, mỗi OSD chứa 7 PGs
Khi 1 OSD lỗi, 7*3 OSD sẽ diễn ra hoạt động backup => Dung lượng backup trên 21 OSD = 1000/21 ~~ 47 GB (nhanh hơn so với 10 PG)

Hồ chứa (Ceph pool)

Ceph pool cung cấp khả năng quản lý storage với pool. Ceph pool là logical partition để lưu các object. Mỗi pool trong Ceph lưu một số lượng nhất định PGs, quản trị object và được map tới các OSD trên khắp cluster. Vì thế mỗi single pool được phân phối khắp cluster node. Quản trị dữ liệu trong Ceph Dữ liệu bên trong cluster được quản trị dựa trên rất nhiều thành phần. Sự kết hợp các thành phần mang đến cho Ceph tính bảo đảm, tin cậy, mạnh mẽ. Quá trình quản trị dữ liệu bắt đầu từ khi client ghi dữ liệu xuống Ceph pool. Dữ liệu đầu tiên sẽ ghi tới primary OSD sau đó tới các OSD thứ cấp theo cấu hình mức nhân bản tùy chỉnh.